Phượt Du xuân 2016
Với khái niệm về ĐI của Cộng đồng Thích Đi Phượt : “Đi là để thay đổi thực đơn cho mắt” Xuân về lá hoa khoe sắt , em trẻ khoe áo mới còn những kẻ thích đi phượt như wild và bạn thì chắc có lẽ đã đến lúc cần thay đổi thực đơn cho mắt phải không nào? Sau đây mời các bạn cùng mình điểm qua một vài nơi mà chúng ta có thể Phượt du xuân trong những ngày đầu năm mới 2016 này nhé – wildhorse
Năm nay, điểm đến mà dân Phượt thích khám phá vẫn là những tỉnh miền núi phía Bắc, nơi cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ với những món ăn và truyền thống văn hoá đặc sản dễ làm say lòng người.
1. Mộc Châu
Chỉ cách Hà Nội 200km theo hướng Đông Bắc, Mộc Châu là lựachọn tuyệt vời để dừng chân nếu chuyến đi chỉ tối đa 3 ngày. Hà Nội – Mộc Châu là một cung đường không quá khó với đèo dốc tương đối thoải, dễ đi, đường xá tốt, phượt thủ có thể chọn cho mình và bạn bè cách di chuyển bằng xe máy hoặc nếu ai không theo nổi đoàn có thể bắt ô tô lên trước nếu quá ngại đường xa. Đến với Mộc Châu, khách lãng du có thể thỏa sức chụp ảnh với đồng cải trắng, cải vàng bát ngát hay đi sâu vào bản và tự mình khám phá những thung lũng hoa mận trắng xóarực rỡ trên nền trời xanh ngắt.
Mộc Châu còn rất nổi tiếng với những cánh đồng chè bạt ngàn nằm ngay tại thị trấn nông trường Mộc Châu.
Từ thị trấn Mộc Châu mới, đi thêm 2km là tới rừng thông bản Áng. Đây cũng là một địa điểm nên dừng chân khi tới MộcChâu.
2. Lai Châu
Nếu là một phượt thủ đam mê tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểusố thì Lai Châu chính là một lựa chọn thú vị. Nơi đây tập trung đồng bào dân tộc người Thái, chủyếu là người Thái trắng sinh sống. Nếu không ngại di chuyển, hãy thử vàosâu trong bản, xin ngủ lại một vài ngày và tự mình khám phá phong tục ăn Tết hết sức độc đáo tại đây.
Người Thái thường gói bánh chưng đen, dạng hình trụ hoặc hình tháp chứ không làm bánh vuông như ở dưới xuôi. Để làm bánh màu đen, họ đốt rơm lên, lấy tro giã lẫn gạo nếp rồi sàng sạchmuội tro, vì vậy bánh khi luộc lên sẽ có màu đen bóng, ăn bùi bùi, thơm thơm mùi tro và lá dong. Nhiều nơi không cho nhân bánh bởi người ta quan niệm rằng hương vị của Tết ở bánh chưng chủ yếu thể hiện ở hương vị của lá dong, đây cũng là món bánh truyền thống dâng lên tổ tiên (ma nhà).
Người Thái còn có tập tục thịt lợn và treo thịt ngay trong nhà.Khi con lợn được phanh ra, người ta cắt thành từng miếng nhỏ, dọc theo sườn. Sau đó, bỏ thịt lên nia xát muối, bóp rượu, trộnvới nước vắt từ một loại lá trong rừng, cho vào chảo ủ. Khoảng ba ngày sau, lấy thịt ra rửa bằng nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước, rồi treo trên gác bếp. Quá trình hun khói thịt bắt đầu, nhưng đòi hỏi phải liên tục, công phu và cả sự khéo léo. Lạp xường cũng được thực hiện ngay khi mổ lợn, nhưng phức tạp vàkỳ công hơn nhiều.
3. Sapa
Cách Hà Nội gần 5 giờ đi ô tô và khoảng 10 tiếng chạy xe máy, thị trấn Sapa đang dần trở thành một điểm du lịch cực “hot” mùa xuân này. Được mệnh danh là “thành phố trong mây”, Sapa mùa xuân đẹp rực rỡ với sắc đào, sắc mận mọc trắng sườn núi. Nếu làmột người ưa mạo hiểm, hãy thử chinh phục nóc nhà ĐôngDương – Fansipan những ngày đầu năm mới và tận mắt ngắm nhìn hoa đỗ quyên đỏ nở trong rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn.
Hà Nội – Sapa cũng là một cung đường phượt khá dễ chịu khi khôngquá nhiều đèo dốc, tuy phải di chuyển dài hơn nhưng đường không quá xấu. Một lưu ý nhỏ là các phượt thủ nên xuất phát từ sớm nếumuốn vượt qua đoạn đường Lào Cai – Sapa an toàn, vì đoạn đèo này thường xuyên có sương mù và mưa nhỏ dày đặc khi nhiệt độxuống thấp đột ngột.
4. Hà Giang
Hà Giang gây ấn tượng mạnh bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và cả bởi độ hiểm trở của những đoạn cua tay áo. Mùa xuân, cao nguyên đá đen thẫm và dường như lạnh hơn, heo hút hơn. Cóđứng một mình trên Mã Pí Lèng vào một buổi chiều muộn, đểmặc cho cái gió, cái lạnh thấm vào người, ngắm nhìn dòng sôngNho Quế ẩn hiện phía xa mới thấy yêu hơn cái mảnh đất địa đầuTổ Quốc này.
Bóng những người dân tộc cắt ngang đường leo qua những mỏm núi đá trở về nhà hối hả. Đàn ông, đàn bà, người già, con trẻ, kẻváy áo rạng rỡ bồng bềnh, người ô xòe rực lên trong nắng, cũng có người áo xám sờn vai, đôi giầy vải cũ rách ngón chân cái thò cả ra ngoài… tất cả đều trở thành kỷ niệm khó quên khi tới đây.
Hà Giang còn là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Mông. Dọc con đường Hạnh phúc (quốc lộ4C) từ thành phố Hà Giang qua Yên Minh lên Đồng Văn, Mèo Vạc, bên cạnh khung cảnh hùng vĩ, điệp trùng của núi non khiến nhiều người choáng ngợp là nét đẹp mộc mạc, thanh bình của những ngôi nhà trình tường của người Mông trên cao nguyên đá.
So với nhà trình tường của người Hà Nhì, Lô Lô, Tày, Dao… nhà trình tường của người Mông có những đặc trưng riêng rất dễ nhận ra, điển hình là hàng rào đá bao quanh nhà. Không gạch vữa, xi măng, hàng rào của những ngôi nhà trình tường hoàn toàn được dựng lên từ đá núi. Đây cũng là một nét đặc sắc về văn hóa rất thú vị khi đặt chân tới Hà Giang.
Diệp Tử
<Ảnh sưu tầm từ nhiều tác giả>
Trả lời